Đối với những ai đam mê âm thanh, dàn thiết bị rất có giá trị vì họ không chỉ phải đầu tư tiền của để có được nó, mà nó còn gắn liền với niềm đam mê, sở thích của bản thân. Một thiết bị nào đó hư hỏng, đặc biệt là loa, sẽ gây sự khó chịu rất lớn cho người sở hữu. Chính vì thế biết về những nguyên nhân có thể gây cháy loa sẽ giúp bạn bảo vệ tốt hơn cho loa cũng như các thiết bị trong dàn âm thanh của mình.
Chúng ta thường quen sử dụng loa một cách "thoải mái", thích gì là chỉnh đấy chứ không hề chú ý đến thông số kỹ thuật của các thiết bị, hoặc trong khi vận hành dàn âm thanh, có những "âm thanh lạ" vang lên nhưng do không chú ý và cũng không biết cách khắc phục nên chúng ta cứ để như thế. Đó chính là lúc loa đang "kêu cứu" với chủ sở hữu của nó đấy. Đây là lúc cần can thiệp đúng lúc để tránh xảy ra những tình huống đáng tiếc như cháy loa, hoặc tệ hơn là hư bộ dàn. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những nguyên nhân có thể gây cháy loa thường gặp nhất.
Đây là trường hợp thường gặp nhất đối với những hệ thống âm thanh mà người chỉnh không thực sự "chuyên nghiệp". Khi những tiếng hú xảy ra cũng là lúc loa của bạn đang bị "tổn thương", tiếng hú này càng nhiều thì loa của bạn càng dễ hư, cháy.
Đây là một lí do tất yếu. Bạn chỉ sở hữu một cặp loa, có công suất vừa phải nhưng lại phải phục vụ cho cả vài trăm người, âm thanh không đủ lớn nên bạn vặn hết công suất liên tục trong nhiều giờ liền, điều này sẽ khiến loa phải "căng sức" ra mà "hát", chắc chắn đến một lúc nào đó nó sẽ "hết pin". Hoặc bạn chỉ có một ampli nhưng lại có quá nhiều loa và đấu nối để ampli tải hết bằng đấy loa. Lúc này không chỉ cháy loa mà ampli của bạn cũng sẽ không còn.
Bạn có 1 cặp loa bookself (loa dạng nhỏ, đặt trên giá cho các dàn âm thanh gia đình) nhưng bạn lại muốn sử dụng nó cho một buổi tiệc ngoài trời với bạn bè thì chắc chắn loa sẽ không thể đáp ứng được, và đây cũng sẽ là nguyên nhân cháy loa nếu bạn vẫn cố sử dụng.
Một số người không hiểu về thiết bị này thường có xu hướng chỉnh giống người khác, và như vậy là "đẹp nhất". Và như thế thật là một quan niệm sai lầm. Equalizer có chức năng cắt những gì dư, chứ không phải để tăng những gì thiếu như nhiều người vẫn lầm tưởng. Ví dụ nếu bạn muốn nghe tiếng treble nhiều hơn thì hãy giảm bass đi và ngược lại. Như vậy thì mới có thể tăng "tuổi thọ" cho loa được.
Compressor và Limiter là những thiết bị được sản xuất với chức năng bảo vệ loa trong dàn âm thanh của bạn. Tuy nhiên nếu sử dụng không hợp lý, đúng cách thì cũng sẽ gây những tổn hại nhất định đến loa của các bạn.
Đây là trường hợp gặp thường xuyên ở các hệ thống âm thanh nhà thờ. Không có người quản lý và tùy chỉnh hệ thống âm thanh duy nhất, mà đến lượt nhóm nào sử dụng sẽ tự chỉnh riêng cho mình. Chính vì thế mà những hành động tắt/mở dàn âm thanh sẽ không nhất quán. Nguyên tắc là khi mở thì mở từ trên xuống dưới, còn khi tắt thì tắt từ dưới lên trên. Nghĩa là khi mở, ampli sẽ là thiết bị cuối cùng, còn khi tắt, sẽ tắt ampli đầu tiên. Nếu không sẽ gây ảnh hưởng, giảm tuổi thọ của loa và các thiết bị trong hệ thống. Ngoài ra còn một yếu tố nữa đó là người dùng không biết thường sẽ rút jack kết nối nhạc cụ, micro khi chưa tắt loa, âm thanh... gây ra tiếng nổ "bụp bụp" như chúng ta thường nghe. Đây là tác nhân gây hại nhiều nhất cho loa, rất dễ dẫn đến hư, cháy loa.
Đây là hiện tượng không đủ khoảng dự trữ âm thanh cần thiết. Nếu để ý kỹ thì những người bán âm thanh kinh nghiệm thường sẽ tư vấn cho bạn ampli có công suất sao cho đủ cho loa và vẫn dư ra một lượng, khoảng 20%. Lí do là để dự trữ khi bạn sử dụng thêm các loại nhạc cụ, thiết bị thêm vào hệ thống mà vẫn có thể đảm bảo hoạt động tốt nhất. Nhưng người dùng thì không phải ai cũng biết điều này, mà thường phối ghép vừa đủ hoặc thiếu 1 chút cho tiết kiệm. Chính vì thế ampli lẫn loa của bạn luôn quá tải khi sử dụng.
Đó là những trường hợp mình đã đề cập sơ qua ở trên. Dàn âm thanh phát ra những tiếng động lạ, rè hoặc những tiếng nổ nhưng lại bỏ qua, cứ tiếp tục sử dụng. Lúc này thì nên ngừng lại và kiểm tra xem nguyên nhân là gì, khắc phục rồi hãy tiếp tục để đảm bảo tuổi thọ của loa.
Đó là những nguyên nhân có thể gây cháy loa thường gặp nhất, cần chú ý và khắc phục hiệu quả trong từng trường hợp khác nhau để đảm bảo độ bền cao nhất cho loa cũng như các thiết bị âm thanh của bạn.